Trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều khu vực bị phong tỏa, giãn cách làm cho nhiều Doanh nghiệp phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất – kinh doanh không thiết yếu, ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động nhưng Tôn Nam Kim vẫn không ngừng nỗ lực sản xuất an toàn khi thực hiện 3 tại chỗ và chăm lo đầy đủ cho người lao động.
Do đặc thù ngành nghề sản xuất, CBCNV Tôn Nam Kim đa số là nam, là trụ cột gia đình. Thấu hiểu trăn trở của người lao động, Ban lãnh đạo Công ty đã và đang đưa ra nhiều quyết sách chế độ kịp thời để đảm bảo không giảm thu nhập của CBCNV như cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu, tăng thêm mức hỗ trợ cho người lao động tham gia 3 tại chỗ, thưởng nóng tối đa 1 tháng lương cho toàn bộ người lao động…
Theo ông Hồ Minh Quang – Chủ tịch HĐQT Tôn Nam Kim, việc đảm bảo không giảm thu nhập và thưởng nóng kịp thời là để CBCNV có thêm thu nhập khắc phục khó khăn khi người thân của CBCNV mất việc hay bị giảm lương, điều này nhằm khích lệ tinh thần người lao động để người lao động yên tâm làm việc.
Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo cũng chỉ đạo các cấp quản lý Công ty luôn tập trung cao độ, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn sức khỏe và sản xuất; thường xuyên chăm sóc, động viên và hỗ trợ tới công nhân viên tại từng bộ phận, dây chuyền… với tổng kinh phí hàng chục tỉ đồng.
Có thể khẳng định, hoạt động chăm lo cho người lao động của Ban lãnh đạo Tôn Nam Kim triển khai bảo đảm sát với thực tế, hiệu quả, thiết thực, động viên, khích lệ công nhân viên…để lao động hăng say, nhiệt tình, sáng tạo, tạo nên năng suất, hiệu quả cao. Từ đó góp phần phát triển doanh nghiệp, nâng cao thu nhập và phúc lợi cho người lao động, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kép trong cơn đại dịch lịch sử này.
Mới đây, Thép Nam Kim (NKG) cũng vừa thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng từ Dae Myung Chemical Co. Ltd toàn bộ 100% vốn điều lệ trong Công ty TNHH Dae Myung Paper Việt Nam. Theo NKG, mục đích mua lại Dae Myung Paper Việt Nam nhằm sử dụng đất để làm kho và phân xưởng ống thép theo kế hoạch đã được thông qua năm 2020.
Thép Nam Kim (NKG) vừa công bố các chỉ tiêu sản xuất tháng 3 và quý 1/2021 với đà tăng khá tốt, đặc biệt xuất khẩu. Tổng sản xuất trong tháng 3 đạt 101.766 tấn, trong đó mạ kẽm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 44.320 tấn, tôn lạnh 23.635 tấn, tôn mạ màu 11.031 tấn và ống thép đạt 22.780 tấn. Tổng tiêu thụ tháng đạt 103.481 tấn, riêng xuất khẩu chiếm 62.422 tấn, tương đương hơn 60% tỷ trọng.
Luỹ kế 3 tháng đầu năm, Công ty sản xuất 244.301 tấn, tiêu thụ 240.072 tấn. Lượng xuất khẩu cao kỷ lục với 151.992 tấn, các thị trường chủ lực hiện nay gồm các nước châu Âu và Mỹ.
Năm 2021, ngành thép tiếp tục đón nhận nhiều triển vọng. Theo Hiệp hội thép Việt Nam, nhu cầu thép thế giới tăng 4,1% trong năm nay sau khi ghi nhận mức giảm 2,4% năm trước, được thúc đẩy chính bởi sự hồi phục ở các thị trường phát triển.
Trong nước, nhu cầu tiêu thụ dự kiến tăng 8% nhờ đầu tư hạ tầng tích cực, sự hồi phục của thị trường bất động sản, sự hồi phục của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và thu hút vốn được ngoài. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, thép ống và tôn mạ nội địa năm nay dự kiến tăng lần lượt 9%, 8% và 8%. Xuất khẩu thép Việt Nam cũng được nhận định tích cực hơn trong năm nay.
Theo đó, phía doanh nghiệp trong ngành đồng loạt đặt kế hoạch lạc quan cho năm 2021. Riêng NKG, Công ty dự trình cổ đông kế hoạch doanh thu 16.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng; lần lượt tăng 38% và 200% so với năm trước. Công ty cũng lên kế hoạch chia cổ tức tối đa 10% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Mới đây, HĐQT cũng vừa thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng từ Dae Myung Chemical Co. Ltd toàn bộ 100% vốn điều lệ trong Công ty TNHH Dae Myung Paper Việt Nam. Theo NKG, mục đích mua lại Dae Myung Paper Việt Nam nhằm sử dụng đất để làm kho và phân xưởng ống thép theo kế hoạch đã được thông qua năm 2020.
Năm 2020, NKG đạt doanh thu 11.560 tỷ đồng, giảm nhẹ nhưng lợi nhuận sau thuế gấp 6,2 lần, đạt 295 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, HĐQT trình cổ tức đợt cuối năm 2020 tỷ lệ 7% bằng cổ phiếu. Ngoài ra, HĐQT trình phương án thưởng cổ phiếu tỷ lệ 13%. Tổng tỷ lệ cổ tức và thưởng là 20% bằng cổ phiếu. Tương ứng, Công ty sẽ phát hành tối đa 1 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), không bị hạn chế quyền chuyển nhượng với giá 10.000 đồng/cp, trong đó không phân phối cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám Đốc.
Hiện, cổ phiếu NKG đang được giao dịch với giá 24.250 đồng, tăng 152% so với mức giá 16.000 đồng đầu năm 2021, thanh khoảng trung bình trong 30 ngày gần nhất là 4,9 triệu cổ phiếu/phiên.
Ngày 26-3, tại Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch, ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT Tôn Nam Kim (có trụ sở tại KCN Đồng An 2, tỉnh Bình Dương) đã trao tặng xe cứu thương có trị giá trên 1,4 tỷ đồng cho Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch. Tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Công Toán, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bố Trạch; lãnh đạo UBND huyện Bố Trạch…
Ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT Tôn Nam Kim trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch.
Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch là bệnh viện hạng II; hiện có 290 cán bộ, y, bác sỹ với quy mô 295 giường bệnh. Cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện còn nhiều thiếu thốn, hư hỏng, một số hạng mục có dấu hiệu xuống cấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Bệnh viện có 2 xe cứu thương sử dụng đã lâu năm…
Lãnh đạo huyện và Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch tặng hoa, cảm ơn ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT Tôn Nam Kim.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, y, bác sỹ, Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch đã cố gắng phát huy tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi trở ngại, chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Tại buổi lễ trao tặng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch Nguyễn Tất Thắng đã gửi lời cảm ơn đến ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tôn Nam Kim đã tặng bệnh viện món quà vừa có giá trị về vật chất lẫn tinh thần. Qua đó, động viên đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ của bệnh viện sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng hơn nữa để chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được tốt hơn. Đồng thời, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ các cấp ngành, địa phương và các nhà tài trợ để xây dựng bệnh viện ngày một phát triển.
Tại Lễ công bố các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia 2020 diễn ra tại Hà Nội, Tôn Nam Kim được Hội đồng Thương hiệu Quốc gia và Bộ Công Thương trao Danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2020
Tôn Nam Kim – Tự hào Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2020.
Tối 25.11.2020, Bộ Công thương tổ chức lễ công bố các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ gắn với 3 giá trị: “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong”. Sau hơn 9 tháng phát động và triển khai hoạt động thẩm định và xét chọn, Hội đồng thương hiệu quốc gia bình chọn, công bố 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam năm 2020, trong đó Tôn Nam Kim đã vinh dự đạt với các sản phẩm và thương hiệu: “Tôn mạ kẽm Tôn Nam Kim”, “Tôn mạ lạnh Tôn Nam Kim”, “Tôn mạ màu Tôn Nam Kim” và “Ống kẽm Nam Kim”.
Video lễ công bố
Ông Nguyễn Vinh An – Phó Tổng Giám đốc thường trực Tôn Nam Kim nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2020
Với Tôn Nam Kim, Thương hiệu Quốc gia và các giải thưởng đạt được trong năm nay là minh chứng cho sự nỗ lực phát triển không ngừng của đơn vị, khẳng định chất lượng sản phẩm cũng như trách nhiệm với người tiêu dùng và cộng đồng xã hội. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất tôn mạ hàng đầu tại Việt Nam, Tôn Nam Kim luôn tiên phong trong đầu tư công nghệ để cung cấp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất đến khách hàng trong nước và quốc tế.
Để đến với bà con nghèo và các trường học miền Trung bị thiệt hại sau bão lũ, Tôn Nam Kim đã chia nhiều nhánh đi cứu trợ với tổng số tiền hỗ trợ bằng tiền mặt và tôn lợp gần 1 tỷ đồng. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là Hà Tĩnh gồm Trường Tiểu học-THCS Phan Đình Giót và Trường Mẫu giáo Mầm non xã Thạch Lưu. Cô Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng trường Phan Đình Giót cho biết đợt lũ lụt xảy ra vừa qua đã khiến 23 phòng học ở tầng 1 bị ngập sâu hơn 1 mét. Khoảng 80% học sinh của trường đều có nhà bị ngập sâu. Bàn ghế gỗ ép hư hại rất nhiều”. Với số tiền Tôn Nam Kim hỗ trợ cho trường có lẽ góp thêm chút ít cho việc tái thiết lại trường lớp sau lũ. Vào Quảng Bình, đoàn đến trao tiền hỗ trợ cho Trường tiểu học số 2 Phong Thủy và Trường THPT Nguyễn Chí Thanh nằm ngay vùng rốn lũ Lệ Thủy, nơi có cổng trường cao 5 mét ngập gần đến nóc. Thầy hiệu trưởng cho biết, bàn ghế ngập toàn diện, các em học sinh nhà bị ngập toàn bộ, vừa mới đi học trở lại trong muôn vàn thiếu thốn.
Bà Nguyễn Thị Bích Nhi, Chủ tịch Công đoàn Tôn Nam Kim trao biểu trưng số tiền hỗ trợ cho thầy Nguyễn Hải Dương – Hiệu trưởng Trường tiểu học số 2 Phong Thủy (Quảng Bình).
Chúng tôi lên vùng cao Khe Sanh – Quảng Trị đến hỗ trợ điểm trường Pa Nho thuộc Trường Tiểu học số 1 thị trấn Khe Sanh, Trường mầm non xã Gio Châu (H.Gio Linh) và 3 cô giáo gia đình bị thiệt hại nặng nề trong lũ. Cũng trong hành trình thiện nguyện này, Tôn Nam Kim đến tận nhà thăm một số gia đình bị thiệt hại nặng, gặp khó khăn ở các xã Lộc Thủy, Phong Thủy (H.Lệ Thủy) và xã Trung Hải (H.Gio Linh), trao tặng từ 5 – gần 20 triệu đồng mỗi hộ.
Tôn Nam Kim tặng 4000 m tôn hỗ trợ đồng bào vùng lũ tỉnh Quảng Ngãi.
Ở một nhánh đi hỗ trợ khác, Tôn Nam Kim đã kịp tặng 4000 m tôn, trị giá 400 triệu đồng cho đồng bào vùng bão Quảng Ngãi tại 2 huyện Mộ Đức và Nghĩa Hành. Cùng với chuyến đi của chúng tôi với tổng số tiền 530 triệu đồng do cán bộ công nhân viên đóng góp từ lời kêu gọi vận động của BCH Công đoàn công ty, tổng cộng Tôn Nam Kim đã hỗ trợ đồng bào miền Trung 930 triệu đồng. Đó là nghĩa tình trong mỗi một thành viên công ty khi thấy đồng bào hoạn nạn.
Trong năm 2020, Tôn Nam Kim nhận hai giải thường gồm “Thương hiệu Quốc gia” và “Top 3 doanh nghiệp xuất khẩu vật liệu xây dựng uy tín của Việt Nam”.
Năm 2020 cũng là năm thứ 11 liên tiếp Tôn Nam Kim đứng trong Bảng xếp hạng VNR500 – “Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” và “Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam”. Đại diện thương hiệu cho biết, những giải thưởng doanh nghiệp đạt được trong năm nay minh chứng cho sự nỗ lực phát triển không ngừng của đơn vị, khẳng định chất lượng sản phẩm cũng như trách nhiệm với người tiêu dùng và cộng đồng xã hội.
Nhà máy Tôn Nam Kim
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tôn mạ, trong những năm qua, Tôn Nam Kim tăng cường đầu tư công nghệ, cung cấp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất khách hàng trong nước và quốc tế. Hiện sản phẩm của thương hiệu có mặt trên toàn quốc và xuất khẩu đến hơn 50 thị trường quốc tế.
Tôn Nam Kim sử dụng trang thiết bị công nghệ của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp thép như SMS (Đức), Drever (Bỉ). Nguồn nguyên liệu thép được lựa chọn từ các tập đoàn lớn nổi tiếng như Nippon Steel, Arcelor, CSC, Formosa (Việt Nam)…
Ở tất cả các công đoạn sản xuất, sản phẩm đều phải trải qua các quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, với tiêu chuẩn chất lượng khắt khe như JIS (Nhật Bản), AS (Australia), ASTM (Mỹ), EU (Châu Âu), ISO 9001 và ISO 14001.
Các sản phẩm của Tôn Nam Kim
Đại diện Tôn Nam Kim cho hay, với công nghệ tiên tiến, đội ngũ nhân sự có chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm, thương hiệu hướng tới cung cấp những sản phẩm có giá trị chất lượng bền vững, thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khách hàng.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam khởi động năm 2003, nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ với chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Theo chia sẻ của Tổng Giám đốc Võ Hoàng Vũ, lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam được dự báo sẽ đón dòng vốn đầu tư mới. Nhu cầu nhà xưởng công nghiệp tăng trong trung – dài hạn sẽ kích thích nhu cầu tôn mạ, tuy nhiên, ông Vũ cho rằng hiện vẫn cần thời gian để xác định xu hướng này một cách rõ ràng.
Cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG) được tổ chức sáng ngày 18/06/2020. Cuộc họp có sự tham gia của 94 cổ đông, đại diện cho gần 75.45% cổ phần có quyền biểu quyết tại doanh nghiệp. Năm nay cũng là lần đầu tiên sau thời gian dài mà cuộc họp quan trọng nhất năm của các cổ đông NKG được tổ chức tại TP HCM.
Tại Đại hội, Tổng Giám đốc NKG – ông Võ Hoàng Vũ cho biết, ngành tôn mạ và cả ngành thép chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi sự phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Với NKG, thị trường xuất khẩu thực sự đứng trước khó khăn khi các quốc gia đóng cửa trong tháng 3-5, đến tháng 6 có sự phục hồi nhưng tổng thể quý 2 vẫn bị ảnh hưởng lớn.
Giá thép diễn biến không thuận lợi, nguồn cung toàn cầu dư thừa là môi trường mà NKG và các doanh nghiệp cùng ngành phải đối mặt. Tổng Giám đốc Vũ cho biết, sự dư thừa nguồn cung thép trước đây được biết đến tại Trung Quốc còn nay tiếp tục xảy ra thêm tại Ấn Độ.
Thị trường tôn mạ trong nước cũng chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Mục tiêu sản lượng tiêu thụ 700 ngàn tấn trong năm 2020 là “rất khó khăn”, ông Vũ chia sẻ. Trong năm nay, NKG đặt chỉ tiêu doanh thu 12 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng và trả cổ tức tỷ lệ tối đa 10% (bằng tiền hoặc cổ phiếu).
Tổng Giám đốc Vũ cho biết NKG sẽ tập trung vào cải tiến năng lực nội tại để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, hãng tôn mạ này chú trọng công tác quảng bá tiếp thị và sự hiện diện của Tôn Nam Kim tại các đại lý bán lẻ, nhà phân phối. Công ty cũng hướng đến những sản phẩm cao cấp có biên lợi nhuận cao hơn.
Đáng chú ý, ông Vũ tiết lộ rằng NKG đang gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng để đưa vào vận hành hệ thống SAP ERP kể từ đầu tháng 7. Bước đi đặt giữa giai đoạn mà hãng tôn mạ này tập trung cải thiện công tác quản trị hàng tồn kho theo hướng chú trọng công tác dự báo, giám sát chặt chẽ hơn các chi phí, chỉ tiêu về hiệu quả doanh nghiệp.
“Dòng tiền của NKG hoàn toàn tốt”
Trong quý 1/2020, báo cáo tài chính của NKG thể hiện một dòng tiền âm gần 830 tỷ đồng. Đây là một trong những vấn đề được nhà đầu tư chú ý, khi xem xét đến quá trình tái cơ cấu của hãng tôn mạ này kể từ 2019 đến nay.
Theo chia sẻ của Tổng Giám đốc Vũ, NKG có dòng tiền dương dồi dào trong năm 2019, theo đó, Công ty đã sử dụng phần nhiều để trả nợ vay và vẫn còn dư khoản tiền lớn vào thời điểm cuối năm (đem đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn). Sang quý đầu 2020, NKG dùng lượng tiền dư dả trả cho nhà cung cấp trên 700 tỷ đồng, và thương lượng với họ để được hưởng chiết khấu trả nợ trước hạn.
Thêm vào đó, NKG thúc đẩy bán hàng thông qua việc tăng dư nợ cho khách mua. Công ty cũng gia tăng một phần hàng tồn kho trong giai đoạn giá thép cán nóng xuống thấp.
Tổng Giám đốc Vũ cho biết NKG tính đến nay chưa hề trao đổi với ngân hàng để giãn, hoãn trả nợ.
“Công ty luôn cố gắng để khẳng định sức khỏe doanh nghiệp. Dòng tiền của chúng tôi vẫn tốt. Chúng tôi không hề lăn tăn vấn đề cơ cấu nợ mà đang tập trung vào việc gia tăng sản lượng bán hàng” – Chủ tịch Hồ Minh Quang chia sẻ thêm.
Tiếp cận thị trường miền Trung
NKG đến nay đã hoàn thiện giấy phép đầu tư nhà máy ống thép Chu Lai và đã nhận đất. Công ty đang chốt giấy phép xây dựng để có thể triển khai vào tháng 8 và dự kiến hoàn thành nhà máy vào cuối năm 2020.
Nhà máy ống thép Chu Lai có tổng đầu tư 150 tỷ đồng, “đây là giải pháp tiếp cận thị trường miền Trung của NKG. Nếu phân phối tôn thì NKG cần có kho ở miền Trung, cùng với đó, chúng tôi cũng kết hợp với hoạt động sản xuất ống thép để tăng thêm đầu ra tiêu thụ”. Kho tôn của nhà máy chỉ cách cảng Chu Lai khoảng 200 mét, Tổng Giám đốc NKG nói thêm.
Nguyên liệu cho nhà máy ống thép Chu Lai sẽ được NKG vận chuyển từ cơ sở sản xuất tại miền nam. Theo ông Vũ, chi phí vận tải hàng hóa trường hợp này không cao.
Chủ tịch Quang cho biết, nhà máy Chu Lai trước mắt chỉ tập trung làm ống thép, dù vậy, ông để mở khả năng phát triển thêm các dòng sản phẩm nếu thị trường có nhu cầu trong tương lai.
Phần thảo luận
NKG sẽ thế nào khi Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) bước chân vào thị trường tôn mạ?
Chủ tịch Hồ Minh Quang: Đương nhiên với sự tham gia của HPG thì thị trường sẽ còn cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, NKG có thương hiệu và sản phẩm đã được khẳng định. Chúng tôi tự tin rằng không gặp quá nhiều khó khăn trong tương lai.
Tổng Giám đốc Võ Hoàng Vũ: Bản thân đã là doanh nghiệp trong ngành, NKG luôn xác định chú trọng phát triển nội lực tốt hơn để cạnh tranh.
Xin Ban lãnh đạo NKG chia sẻ thêm về những hợp tác với công ty Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC)?
Tổng Giám đốc Vũ: Ban lãnh đạo của NKG và SMC có mối quan hệ cá nhân quen biết. SMC cũng là bên tiêu thụ sản phẩm của NKG, nhưng cũng là khách hàng bình thường như bao doanh nghiệp khác.
SMC là doanh nghiệp niêm yết và các hoạt động đầu tư đều được công bố rõ ràng. Ở phía tôi, xin khẳng định với cổ đông rằng tôi tham gia vốn vào NKG với góc độ cá nhân, không liên quan đến SMC.
Ban điều hành NKG dự báo giá thép cán nóng sẽ diễn biến thế nào trong năm 2020?
Tổng Giám đốc Vũ: Thép cán nóng sụt giá lớn trong quý 1/2020 từ mức mỗi tấn trên 500 USD xuống còn khoảng 400 USD. Biến động này ảnh hưởng lớn đến việc dự báo tồn kho nguyên liệu của NKG.
Giá cán nóng đến nay đã hồi phục về mức trên 440 USD/tấn và hiện rất khó để đưa ra dự báo. Ngành thép toàn cầu, đặc biệt mảng thép cán nóng đều đang dư thừa nguồn cung. Đề phòng những bất ổn xảy ra, chúng tôi rất thận trọng đảm bảo định mức tồn kho và đảm bảo thanh khoản luân chuyển hàng hóa.
Khi nào thì Công ty mới trả cổ tức cho cổ đông?
Năm 2019 chúng ta gặp khó khăn và phải thực hiện tái cơ cấu nên không chia cổ tức. Đối với năm 2020, cổ tức dự kiến được chia 10% cho cổ đông. Bản thân chúng tôi cũng là cổ đông nội bộ và vẫn muốn cổ tức là tiền mặt. Tuy nhiên, tùy theo hoạt động của NKG mà chúng tôi sẽ đưa ra phương án phù hợp.
Ngày 26/11 vừa qua, Tôn Nam Kim đã tổ chức Hội Nghị Khách Hàng, Chia Sẻ Kiến Thức: Hiểu đúng, chọn đúng chất lượng, sản phẩm tôn mạ, ống thép BỀN VÌ LỚP MẠ tại khách sạn Mường Thanh – Tp. Cà Mau. Sự kiện này là cơ hội để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kiến thức về sản phẩm tôn thép, cũng như tri ân những tình cảm mà Quý nhà phân phối, Quý đại lý, Quý khách hàng đã tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng Tôn Nam Kim trong thời gian vừa qua.
Khách mời tại hội nghị
Tham gia hội nghị có Ông Nguyễn Minh Hùng – P.TGĐ Kinh Doanh Nội Địa, Bà Phạm Thị Hải – GĐ Kinh Doanh – Marketing, Ông Lê Minh Hải – Giám Đốc R&D cùng với sự góp mặt của hơn 200 Quý nhà phân phối, Quý đại lý và Quý khách hàng trên khắp tỉnh Cà Mau.
Ông Nguyễn Minh Hùng – P.TGĐ Kinh Doanh Nội Địa chụp ảnh cùng khách mời
Phát biểu tại hội nghị, Ông Nguyễn Minh Hùng – P.TGĐ Kinh Doanh Nội Địa gửi lời tri ân sâu sắc đến các Quý nhà phân phối, Quý đại lý, Quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Tôn Nam Kim trong thời gian vừa qua, cũng như khẳng định phương châm của Tôn Nam Kim “Tư Duy Chất Lượng, Cuộc Sống Vững Bền” qua đó thể hiện bằng việc Tôn Nam Kim luôn nỗ lực từng ngày để tạo ra những sản phẩm trước tiên là hướng đến chất lượng, hướng đến những công trình vững bền cho người tiêu dùng, qua đó mong muốn tạo sự vững bền của doanh nghiệp.
Thông qua hội nghị lần này, Ông Lê Minh Hải – Giám Đốc R&D đã chia sẻ: Sản phẩm tôn mạ, ống thép bền vì lớp mạ. Đó là minh chứng cho việc sản phẩm Tôn Lạnh của Tôn Nam Kim có độ mạ như AZ85, AZ125, AZ200 cao hơn so với các dòng sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường hiện nay. Sản phẩm ống kẽm và thép hộp có độ mạ lên tới Z100. Tôn Lạnh màu AZ50 có độ dày sơn lên đến 25 microns với 4 lớp sơn và tôn lạnh màu AZ150 có độ dày sơn 36 microns, bảo hành lên đến 20 năm.
Khách mời bốc thăm trúng thưởng
Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển Tôn Nam Kim đã trở thành nhà sản xuất tôn mạ hàng đầu tại thị trường Việt Nam và Quốc Tế. Để có được những thành tựu này không thể không kể đến sự tin tưởng, ủng hộ, đồng hành của Quý nhà phân phối, Quý đại lý, Quý khách hàng và mong càng ngày càng bền chặt hơn nữa.
Tối 2/11 vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022. Đây là những sản phẩm tiêu biểu đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.
Tôn Nam Kim – Tự hào Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022.
Việc tham gia chương trình và đạt Thương hiệu Quốc gia phải vượt qua rất nhiều tiêu chí. Năm 2022 thu hút được sự tham gia của hơn 1.000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Theo đó, Tôn Nam Kim đạt Thương hiệu Quốc gia lần này là một vinh dự và tự hào, đồng thời cũng là động lực giúp Tôn Nam Kim phấn đấu không ngừng đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao cũng như trách nhiệm với người tiêu dùng và cộng đồng xã hội.
Tôn Nam Kim cùng các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc Gia Việt Nam 2022
Trong các năm 2020 – 2022 mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 và tình hình chính trị – kinh tế bất ổn trên thế giới, đặc biệt là thị trường bất động sản gần như đóng băng nên đã tác động rất xấu tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh chung đó, Tôn Nam Kim đã hoạch định cho mình một hướng đi đúng đắn để chứng tỏ bản lĩnh của mình đứng vững trước các thách thức, đạt được các kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, giữ vững vị thế thương hiệu hàng đầu của mình.
Sáng ngày 22/4/2022, Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, thông qua kế hoạch với doanh thu 28.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.600 tỷ đồng vàđầu tư thêm nhà máy quy mô 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn 4.500 tỷ đồng.
“2021 là năm thành công của ngành”
Nhìn lại năm 2021, Chủ tịch Hồ Minh Quang cho biết đây là năm thành công của ngành thép nói chung và cũng là của NKG mặc dù chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Đây là tiền đề để Nam Kim thực hiện các kế hoạch phát triển trong tương lai. Ông Hồ Minh Quang cũng chia sẻ năm 2021 là năm thành công của ngành. “Cuối năm 2020 đến giữa năm 2021, dịch bệnh bùng phát mạnh trên toàn thế giới đã khiến nhiều nhà sản xuất thép trên thế giới ngưng vận hành lò cao, một khi ngưng thì việc vận hàng trở lại cần thời gian. Nhu cầu tăng cao mà cung không đủ đáp ứng đã khiến giá thép tăng mạnh.
Trong nước, dịch bệnh bùng phát mạnh tại khu vực phía Nam, doanh nghiệp tôn mạ đã đẩy mạnh xuất khẩu để bù đắp tiêu thụ nội địa giảm. Theo đó, năm 2021, tiêu thụ nội địa tôn mạ giảm 13% nhưng xuất khẩu tăng 108%”, ông nói.
Với ống thép, lãnh đạo NKG cho biết là thị trường lớn và vẫn đang tăng trưởng. Do hết nguyên liệu nên năm qua chỉ duy trì, tuy nhiên trong quý 2 năm nay, NKG sẽ xử lý xong kho hàng tập trung để tăng công suất mạ nguyên liệu, dự tính tăng sản lượng ống thép lên.
Năm 2021, NKG vượt xa kế hoạch với doanh thu hơn 28.000 tỷ và lãi sau thuế 2.225 tỷ đồng. Theo đó, Công ty quyết định chia cổ tức với tỷ lệ 30%; bao gồm 10% bằng tiền mặt (sẽ thực hiện trong năm 2022 sau khi được UBCKNN chấp thuận) và 20% bằng cổ tức. Tương ứng, NKG sẽ phát hành thêm gần 44 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ sau khi chia cổ tức dự tăng lên mức 2.633 tỷ đồng.
Đầu tư thêm nhà máy quy mô 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn 4.500 tỷ đồng
Công ty cũng thông qua lập công ty con và đầu tư nhà máy mới. Cụ thể, NKG sẽ lập Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ vốn điều lệ 500 tỷ đồng, Công ty cổ phần Thép Nam Kim góp 100%, đây là chủ đầu tư dự án nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ có quy mô 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng. Sản phẩm của nhà máy bao gồm tôn cán nguội, thép cuộn, tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm, thép ống, thép hộp…
Hội Đồng Quản Trị cũng đề cử Tổng Giám đốc là ông Võ Hoàng Vũ làm Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV Tôn Nam Kim Phú Mỹ, quản lý toàn bộ vốn góp của Nam Kim tại công ty con này.
NKG hiện có 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm, chuyên sản xuất tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm, ống thép. Nếu hoàn thành thêm nhà máy mới, công suất toàn hệ thống sẽ gấp 2,2 lần lên 2,2 triệu tấn/năm.
Năm nay, NKG sẽ đưa vào vận hành kho hàng tập trung cho thị trường nội địa và nhà máy ống thép hàn trên diện tích 5 ha tại Bình Dương. “Việc đầu tư này giúp cho một số hoạt động phụ trợ, logistics, sản xuất ống thép được di dời ra khỏi nhà máy tôn mạ, tăng không gian cho hoạt động sản xuất, luân chuyển bán thành phẩm và thành phẩm trong nhà máy”, đại diện nói.
Song song đó, Công ty tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm mới hướng đến phân khúc chất lượng cao. Ngoài ra còn đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, tập trung thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Australia.
Nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ dự kiến có tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm, chuyên sản xuất tôn cán nguội, thép cuộn, tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn, thép ống, thép hộp, thép hình, thép mạ kẽm, băng thép đen, băng thép mạ kẽm… và đặt tại KCN Mỹ Xuân B1 – Đại Dương (Bà Rịa – Vũng Tàu)
Hội đồng quản trị Tôn Nam Kim vừa thông qua nghị quyết về việc thành lập công ty con và đầu tư dự án nhà máy mới.
Cụ thể, Tôn Nam Kim quyết định thành lập Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, do Công ty Cổ Phần Thép Nam Kim nắm 100% vốn điều lệ. Hội đồng quản trị Tôn Nam Kim bổ nhiệm ông Võ Hoàng Vũ, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ Phần Thép Nam Kim là người đại diện pháp luật và tham gia quản lý 100% vốn góp tại Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ.
Cùng với việc thành lập công ty con, Tôn Nam Kim cũng quyết định thông qua việc đầu tư dự án Nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 – Đại Dương (Bà Rịa – Vũng Tàu) với tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng, với tổng công suất dự kiến 1,2 triệu tấn/năm, chuyên sản xuất tôn cán nguội, thép cuộn, tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn, thép ống, thép hộp, thép hình, thép mạ kẽm, băng thép đen và băng thép mạ kẽm.
Tôn Nam Kim luôn luôn quan tâm và đẩy mạnh công tác R&D với phương châm “ Cải tiến và đổi mới không ngừng”. Phòng Lab Tôn Nam Kim vừa được cấp số hiệu VILAS 1417 đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017, đây là sự công nhận Tôn Nam Kim có đầy đủ năng lực về kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng, có khả năng cung cấp các kết quả thử nghiệm có độ chính xác và tin cậy cao. Kết quả thử nghiệm của phòng thí nghiệm được thừa nhận rộng rãi toàn cầu trong hệ thống ILAC.
Từ lợi thế này, Tôn Nam Kim sẽ tăng sự chủ động trong công tác kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm; gia tăng nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển sản phẩm mới, khẳng định thương hiệu ở phân khúc sản phẩm chất lượng cao, cung cấp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất đến khách hàng và người tiêu dùng như tôn mạ kẽm Z275 – Z600 G450, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm AZ250, tôn lạnh phủ màu PVDF AZ200 đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng khắt khe trên thế giới như JIS, AS, ASTM, EN….Các dòng sản phẩm chủ lực của công ty với cam kết bảo hành từ 20 đến 50 năm đã được xuất khẩu đến các thị trường đòi hỏi chất lượng khắt khe như Châu Âu, Mỹ, Úc và được các đơn vị uy tín trong nước tin dùng như Đại Dũng, ATAD, SBC, Zamil, Kirby, PEB…
Dù trong 3 năm qua, Tôn Nam Kim đã trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn và bước sang năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát đợt thứ 4 vô cùng dữ dội nhưng Tôn Nam Kim vẫn tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Nam Kim (Tôn Nam Kim) để hiểu hơn về chiến lược vượt “bão” của công ty.
Dây chuyền Tôn Nam Kim
Được biết trong 3 năm qua, Tôn Nam Kim đã trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, sau đó tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021, ông có thể chia sẻ cảm xúc của ông về điều này?
Ông Hồ Minh Quang: Có thể nói rằng đó là hai thái cực cảm xúc trái ngược nhau, nhưng trong giai đoạn này tôi vẫn có niềm tin đó là khó khăn nhất thời và chúng tôi sẽ vượt qua. Đó cũng là giai đoạn chúng tôi tự soi lại mình và quyết định tái cấu trúc các mặt hoạt động một cách triệt để. Doanh nghiệp phải tự gò mình kỷ luật nhất sau giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng về quy mô và gặp lúc thị trường khó khăn. Chúng tôi đã tái cơ cấu, tái phân bổ các nguồn lực, đặt ra các chỉ tiêu cụ thể phải đạt được ứng với từng mốc thời gian và tất nhiên chấp nhận một số mất mát nhất định. Đặc biệt chúng tôi cho rằng mọi việc phải xuất phát từ cái gốc là cần thay đổi phương pháp quản trị và điều hành tương ứng với quy mô và môi trường cạnh tranh mới. Và thật may mắn ngành thép bước vào giai đoạn phục hồi đã cộng hưởng cho những nỗ lực không mệt mỏi của chúng tôi đạt những thành quả nhất định.
Đại dịch xảy ra trong 2 năm qua làm đảo lộn mọi dự báo, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nhiều doanh nghiệp và ngành nghề đang gặp khó khăn nhưng may mắn ngành thép vẫn thuận lợi trên phạm vi toàn cầu, cả thượng nguồn và hạ nguồn. Thực sự ở giai đoạn đầu chúng tôi cũng chật vật để thích ứng. Nếu không thích ứng tốt, không có sự chuẩn bị thì chúng tôi không thể nắm bắt cơ hội của ngành để phục hồi trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể trong giai đoạn khó khăn chúng tôi vẫn tập trung nguồn lực và chi phí vào công tác R&D, nâng chuẩn chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường châu Âu, Mỹ, Úc. Về quản trị, chúng tôi cơ cấu lại các phòng ban, bộ phận trên cơ sở tối ưu hóa nguồn lực hiện có và bổ sung nguồn nhân lực mới có chất lượng.
Bước tiếp theo là chuẩn hóa các quy trình tác nghiệp và triển khai thành công nền tảng ERP của hãng SAP – Đức. Chính điều này đã thay đổi căn bản hệ thống quản lý có tính chuẩn mực hơn. Các hoạt động từ khâu nguyên liệu, sản xuất, quản trị chất lượng, bán hàng và tài chính đều có thể dự báo và có tính kế hoạch cao. Và thực sự hệ thống này đã giúp chúng tôi vận hành thuận lợi trong thời gian dịch bệnh diễn ra, các tương tác phần lớn gián tiếp từ xa nhưng nhà máy vẫn vận hành gần như tối đa công suất.
Đấy là những điều tưởng chừng đơn giản nhưng là cả quá trình nỗ lực kiên trì, nhất quán đã giúp chúng tôi gia tăng năng suất, giảm chi phí và tận dụng cơ hội thị trường một cách nhanh chóng.
Ông Hồ Minh Quang – Chủ tịch HĐQT Tôn Nam Kim
Ông có thể cho biết dịch Covid-19 đã tác động như thế nào đến ngành thép nói chung và ngành tôn mạ nói riêng?
Chúng ta phải xác định tâm thế chung sống với dịch bệnh một cách lâu dài. Vắc xin là một giải pháp, nhưng các doanh nghiệp bên cạnh tuân thủ các quy định của Chính phủ còn phải xây dựng các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của mình để tổ chức sản xuất kinh doanh một cách an toàn.
Ngành thép toàn cầu trong những năm qua đã có sự thay đổi lớn, bắt đầu từ sự trỗi dậy của làn sóng bảo hộ, chiến tranh thương mại từ đầu nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Một số quốc gia đã đặt trọng tâm ưu tiên phát triển một số ngành công nghệ mới và tái cơ cấu một số ngành trong đó có ngành thép. Đại dịch xảy ra đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng ở nhiều ngành công nghiệp trong đó có ngành thép dẫn đến tình trạng cung – cầu mất cân đối cục bộ ở nhiều khu vực như châu Âu và Mỹ, nơi tiên phong phát triển vắc xin và phục hồi kinh tế sớm. Chính điều này cũng là cơ hội cho ngành thép Việt Nam với sự đầu tư mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Phòng lab Tôn Nam Kim
Vậy theo ông cơ hội từ thị trường xuất khẩu vẫn lớn, ông có thể nói thêm về thị trường tôn mạ nội địa?
Phải nói rằng, trong 5 năm qua với sự đầu tư mở rộng quy mô của các doanh nghiệp trong ngành và cả các doanh nghiệp mới tham gia, công suất của ngành đã quá lớn, trở nên dư thừa so với nhu cầu của thị trường nội địa, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, thị trường quốc tế vẫn là một miếng bánh thị phần lớn với nhiều phân khúc mà các doanh nghiệp tôn mạ lớn trong nước đang hướng đến.
Với Tôn Nam Kim, điều này không đồng nghĩa với việc chúng tôi xem nhẹ thị trường nội địa. Trong những năm qua, chúng tôi luôn duy trì ở mức khoảng 50% sản lượng bán hàng cho thị trường nội địa. Chúng tôi cũng phát triển những dòng sản phẩm tôn kẽm cường độ cao, mạ siêu dày đến Z600, sản phẩm tôn mạ lạnh AZ250 phủ sơn cao cấp có độ bền đến 50 năm, phù hợp với những công trình trong môi trường có tính ăn mòn cao. Và trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển những dòng sản phẩm khác biệt cho thị trường trong nước.
Nhưng hiện tại ảnh hưởng của dịch bệnh trong nước rất nặng nề, nhu cầu trong nước chưa thể phục hồi thì tỷ trọng xuất khẩu sẽ tăng lên cao hơn. Thậm chí, trong quý 3 này, tỷ trọng xuất khẩu chiếm đến hơn 80% sản lượng bán hàng. Để đạt được điều này chúng tôi đã có dự báo từ sớm khi dịch bệnh có dấu hiệu lan rộng tại miền Nam để chuẩn bị nguyên liệu phù hợp cho thị trường xuất khẩu, chủ động thực hiện “3 tại chỗ” từ rất sớm trước khi có quy định bắt buộc của địa phương, nâng cao chế độ phúc lợi để người lao động an tâm ở lại nhà máy tổ chức sản xuất an toàn và đến hiện tại chưa xảy ra trường hợp nhiễm bệnh nào.
Câu chuyện của các doanh nghiệp tôn mạ trong các quý vừa qua là xuất khẩu, ông có thể chia sẻ gì thêm?
Thị trường xuất khẩu luôn có sự dịch chuyển theo thời gian, có lúc khó khăn, lúc thuận lợi. Ví dụ quý này, năm này là châu Âu, Bắc Mỹ nhưng quý sau, năm sau lại thêm là thị trường châu Á phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát tốt. Và các yếu tố rủi ro về chính sách thương mại và bảo hộ luôn hiện hữu. Nhưng bao năm qua, các doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam đã quen và thích ứng với điều này. Đội ngũ kinh doanh quốc tế của chúng tôi có kinh nghiệm với công tác phòng vệ thương mại và chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Công thương. Hơn nữa, trong xu hướng hội nhập, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, khu vực, điển hình như Hiệp định Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Hiệp định Thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA… sẽ giúp hạn chế những rào cản trong hoạt động xuất khẩu.
Như trên tôi đã nói, bên cạnh thị trường nội địa, Tôn Nam Kim hướng đến miếng bánh thị phần quốc tế to hơn, rộng lớn hơn. Đặc biệt trong bối cảnh thời gian qua Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối với ngành thép quốc gia họ, đó là kiểm soát sản lượng, hủy bỏ trợ cấp hoàn thuế đối với gần như toàn bộ sản phẩm thép xuất khẩu trong đó có sản phẩm tôn mạ. Đây có thể là yếu tố, động lực thúc đẩy hoạt động đầu tư tăng quy mô của các doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam trong thời gian tới để hướng đến xuất khẩu.
Và Tôn Nam Kim sẽ đi theo xu hướng này?
Phải nói rằng thị trường châu Âu và Mỹ với những yêu cầu khắt khe về chất lượng đã thúc đẩy chúng tôi cải tiến liên tục để hướng đến những phân khúc sản phẩm cao hơn trong thời gian qua. Chúng tôi tự tin đủ năng lực để tham gia thị phần tôn mạ chất lượng cao toàn cầu. Hiện chúng tôi đang xúc tiến dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 1 để nâng công suất lên 1,6 triệu tấn vào năm 2023. Dự án mở rộng này chúng tôi tập trung vào yếu tố công nghệ để hướng tới thị trường cao cấp hơn. Dù có những lo ngại chu kỳ suy giảm của ngành khi hoàn thành dự án nhưng với xu hướng tái cấu trúc ngành thép của một số quốc gia, chúng tôi tin rằng nhu cầu từ thị trường quốc tế đối với sản phẩm tôn mạ chất lượng cao từ Việt Nam vẫn gia tăng.
Triết lý kinh doanh của ông là gì?
Tôi chỉ nghĩ đơn giản là sản phẩm của chúng tôi liên quan đến mái nhà, đến công trình nên là gia sản, là tâm huyết có thể là cả đời của người sử dụng nên chúng tôi phải tạo ra sản phẩm có chất lượng thật sự ứng với chi phí mà họ bỏ ra. Các dây chuyền mạ kẽm, mạ màu đầu tiên của chúng tôi được cung cấp bởi Posco E&C Hàn Quốc và sau này khi mở rộng quy mô, tôi luôn chọn công nghệ của các nhà cung cấp nổi tiếng, điển hình như SMS của Đức. Ngay cả trong giai đoạn khó khăn vừa qua, khi thực hiện tái cấu trúc hoạt động, chúng tôi vẫn quyết định nâng chuẩn chất lượng tất cả các sản phẩm từ tôn kẽm, tôn lạnh, tôn màu và ống thép cho thị trường nội địa và dù với chi phí giá thành cao hơn nhưng chúng tôi vẫn chưa thay đổi cách định giá sản phẩm. Chúng tôi không tận dụng lợi thế công nghệ để tạo ra sản phẩm với chuẩn chất lượng thấp nhằm cạnh tranh trước mắt về giá nhưng mang lại giá trị sử dụng rất thấp cho khách hàng. Vì thực tế dù công nghệ được đầu tư hiện đại đến đâu, nhưng nếu mình cứ tư duy tạo ra sản phẩm với giá cạnh tranh dựa trên chuẩn chất lượng thấp, thì sản phẩm của mình không thể nào chất lượng tốt được dù ở bất cứ phân khúc nào.
Công ty cổ phần thép Nam Kim Lô A1, Đường Đ2, KCN Đồng An 2, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương T. (+84)274 3748 848 | F. (+84)274 3748 868 Email: info@namkimgroup.vn
Văn phòng đại diện Phòng 802, Lầu 8, Tòa nhà Hà Đô Airport, 02 Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM T. (+84)283 6204 829 Email: info@namkimgroup.vn